Cẩm nang tuyển sinh 2023 có gì khiến học sinh tìm đọc?
Ngày 19.4, tại TP.Huế (Thừa Thiên – Huế), Ban tổ chức giải chạy VnExpress marathon Huế 2024 đã tổ chức họp báo, thông tin một số nội dung liên quan đến giải chạy sẽ khởi tranh vào sáng 21.4.Người Bình Định xa xứ cùng ôn lại nét đẹp văn hóa quê nhà
Điều trị kết hợp với phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) và Vật lý trị liệu hiện đại với tia laser cường độ cao thế hệ IV hoặc sóng xung kích Shockwave với mục đích giảm sưng viêm, đẩy nhanh quá trình hồi phục, giúp điều trị chấn thương thể thao an toàn và hiệu quả.
TP.HCM nay se lạnh, lớp mù sáng sớm bao phủ nhiều nơi
Theo ghi nhận của Thanh Niên, trưa 22.1 (ngày 23 tháng chạp), rất đông người dân có mặt tại khu vực gần chùa Trấn Quốc (P.Yên Phụ, Q.Tây Hồ, Hà Nội) để thả cá chép trong ngày cúng ông Công, ông Táo. Tại đây, có ít nhất 2 chiến sĩ Công an P.Yên Phụ, cán bộ P.Yên Phụ… có mặt để vận động, hướng dẫn người dân thả cá đúng nơi quy định.Do nguồn nước dưới hồ Tây bị ô nhiễm, cá chép thả xuống chỉ sống được vài giờ rồi chết nên Công an P.Yên Phụ đã vận động người dân thả cá chép vào xô rồi chở ra sông Hồng.Tuy nhiên, ở một số điểm không có cơ quan chức năng, người dân tự do thả cá xuống hồ. Một lượng cá chép sau khi được thả đã chết ngay lập tức. "Sáng nay, cá chép dưới hồ Tây chết nhiều, chúng tôi phải vớt một lượt rồi. Những con cá gần bờ không bơi được ra giữa hồ mấy tiếng nữa cũng sẽ chết", một cán bộ tại P.Yên Phụ nói.Mang 3 con cá chép đỏ đến thả ở hồ Tây nhưng được lực lượng chức năng hướng dẫn thả vào xô, anh Đinh Văn Du (trú Q.Tây Hồ) chia sẻ, thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời là nét đẹp, tín ngưỡng lâu đời của người Việt. Năm nay, có cả lực lượng công an vận động người dân thả cá chép vào xô rồi chở ra sông Hồng."Chúng tôi rất hưởng ứng hành động này của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, vẫn có một số người không làm theo mà đổ cả tro của bát hương xuống hồ khiến nguồn nước ô nhiễm, nay càng ô nhiễm nghiêm trọng", anh Du nói. Theo quan sát, càng về trưa, người dân thả cá càng đông.
Ngày 1.1 đoàn công tác của Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng, đã đến ghi nhận hiện trường vụ tai nạn lao động tại thủy điện Đăk Mi 1. Theo ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, đoàn sẽ tiếp cận hồ sơ tài liệu công trình và làm việc với các bên liên quan, chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn giám sát... và khảo sát thực tế. Sau đó, sẽ đưa ra phân tích, đánh giá kỹ lưỡng trên cơ sở khoa học về những vấn đề liên quan tới công trình này.Sau khi có ý kiến từ Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, chiều cùng ngày lực lượng cứu nạn đã bắt đầu phá dỡ các khối bê tông bị sập để tìm kiếm nạn nhân còn mất tích. Trong sáng 1.1, ông Lê Ngọc Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum, cũng đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo, đôn đốc các lượng lượng tìm kiếm cứu nạn.Cùng ngày, Công an tỉnh Kon Tum cũng đã phối hợp Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an triển khai công tác khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn. Các kỹ thuật viên Viện Khoa học hình sự đã tiếp cận thân đập nơi sạt trượt và những khối bê tông bị rơi xuống để ghi hình, đo đạc lõi thép, kết cấu bê tông. Theo ghi nhận, vị trí khối bê tông bị đổ sập cách chân đập khoảng 30 m. Khối bê tông có chiều dài gần 20 m rơi xuống phiến đá dưới chân đập và vỡ thành nhiều khối kích thước khác nhau. Đây là vị trí nghi ngờ thi thể của nạn nhân còn lại đang bị vùi lấp bên dưới. Hiện tại lực lượng cứu nạn, cứu hộ đã kết thúc việc tìm kiếm tại hố nước sâu dưới thân đập. Hố nước này trước đó là lòng sông. Trong quá trình thi công thủy điện đã xây đập, ngăn dòng tạo thành một hố nước có diện tích khoảng 100 m2, sâu 5 - 6 m. Sau khi hút cạn nước dưới hồ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ của tỉnh Kon Tum và quân đội đã lặn, mò khắp lòng hồ để tìm kiếm dưới lớp bùn dày và đã phát hiện một số bộ phận cơ thể.Đến nay lực lượng chức năng đã tìm thấy 3 thi thể đưa về gia đình an táng. Ngoài ra, trong số 2 công nhân còn mất tích đã tìm thấy một phần thi thể. Chủ đầu tư dự án là Công ty CP Quang Đức Kon Tum đã hỗ trợ bước đầu 100 triệu đồng, UBND H.Đăk Glei hỗ trợ 5 triệu đồng cho mỗi gia đình nạn nhân.Như Thanh Niên đã đưa tin, khoảng 3 giờ ngày 31.12.2024, tại công trình thủy điện Đăk Mi 1 xảy ra vụ tai nạn lao động sập giàn giáo khiến 3 người chết, 2 người mất tích.Cụ thể, trong quá trình đổ bê tông hạng mục đập tràn của thủy điện Đăk Mi 1 có 5 công nhân bị tai nạn lao động, gồm: Hà Văn Sơn (29 tuổi), Kha Văn Kháy (26 tuổi), Ngân Văn Long (32 tuổi), Lương Văn Hùng (20 tuổi, cùng ở Nghệ An) và A Tuất (34 tuổi, ở Kon Tum). Đến trưa 31.12, lực lượng chức năng đã tìm được thi thể 3 công nhân. 2 nạn nhân mất tích còn lại vẫn đang được tìm kiếm.
Nhận định bóng đá Anh vs Ba Lan (1 giờ 45 ngày 1.4): 'Tam sư' giăng bẫy chờ 'Đại bàng'
Tiến sĩ Perez nhấn mạnh: “Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, cả về tinh thần và thể chất. Khi bạn già đi, điều quan trọng là phải tìm cách quản lý căng thẳng và kiểm soát nó.